Các thông điệp:
- Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh.
- Tạo điều kiện cho trẻ em có cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Thực hiện đầy đủ quyền trẻ em.
- Tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi để trẻ em phát triển toàn diện.
- Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng.
- Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động.
- Gọi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để thông báo mọi hành vi xâm hại trẻ em.
- Bảo vệ quyền của mọi trẻ em trên môi trường mạng.
- Hãy cho trẻ em học bơi, kỹ năng an toàn trong môi trường nước.
- Đội mũ bảo hiểm cho con, trọn tình cha mẹ.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Thực hiện Luật Trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Kế hoạch số 2990/KH-UBND ngày 05/6/2020 của UBND huyện về hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch số 586/KH-PGDĐT ngày 15/5/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong Giáo dục giai đoạn 2020-2025; các chính sách, chương trình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang triển khai thực hiện;- Phối hợp cơ quan chức năng hướng dẫn địa phương triển khai các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin về pháp luật, chính sách hỗ trợ cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; đăng tải các khẩu hiệu, thông điệp của Tháng hành động; tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chống tình trạng trẻ em bỏ học, bảo vệ trẻ em, thông tin, tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; truyền thông về Tổng đài điện thoại bảo vệ trẻ em 111 và 0272.3.513.663 và hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại địa phương.
Tổ chức các hoạt động chăm lo cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
- Vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng tại trường học cho trẻ em nghèo, xây dựng các công trình trường, lớp học, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em; thăm, tặng quà, học bổng cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
- Trang bị cho trẻ em các kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ mình, phòng chống bạo lực, xâm hại, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em;
- Phát triển các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em như diễn đàn trẻ em, câu lạc bộ quyền trẻ em, các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện để trẻ em được phát huy quyền tham gia và giúp các em tự tin, thực hiện tốt bổn phận của mình.
- Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh.
- Tạo điều kiện cho trẻ em có cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Thực hiện đầy đủ quyền trẻ em.
- Tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi để trẻ em phát triển toàn diện.
- Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng.
- Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động.
- Gọi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để thông báo mọi hành vi xâm hại trẻ em.
- Bảo vệ quyền của mọi trẻ em trên môi trường mạng.
- Hãy cho trẻ em học bơi, kỹ năng an toàn trong môi trường nước.
- Đội mũ bảo hiểm cho con, trọn tình cha mẹ.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Thực hiện Luật Trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Kế hoạch số 2990/KH-UBND ngày 05/6/2020 của UBND huyện về hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch số 586/KH-PGDĐT ngày 15/5/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong Giáo dục giai đoạn 2020-2025; các chính sách, chương trình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang triển khai thực hiện;- Phối hợp cơ quan chức năng hướng dẫn địa phương triển khai các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin về pháp luật, chính sách hỗ trợ cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; đăng tải các khẩu hiệu, thông điệp của Tháng hành động; tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chống tình trạng trẻ em bỏ học, bảo vệ trẻ em, thông tin, tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; truyền thông về Tổng đài điện thoại bảo vệ trẻ em 111 và 0272.3.513.663 và hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại địa phương.
Tổ chức các hoạt động chăm lo cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
- Vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng tại trường học cho trẻ em nghèo, xây dựng các công trình trường, lớp học, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em; thăm, tặng quà, học bổng cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
- Thực hiện tốt công tác hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại, bạo lực hoặc có nguy cơ bị xâm hại, bạo lực theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ.
- Trang bị cho trẻ em các kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ mình, phòng chống bạo lực, xâm hại, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em;
- Phát triển các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em như diễn đàn trẻ em, câu lạc bộ quyền trẻ em, các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện để trẻ em được phát huy quyền tham gia và giúp các em tự tin, thực hiện tốt bổn phận của mình.
- Tùy theo điều kiện cụ thể, các trường học tổ chức Diễn đàn trẻ em để trẻ được thảo luận, đề xuất các kiến nghị, sáng kiến bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền trẻ em, trong đó có sự tham gia của trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.